weather
Thời Tiết Côn Đảo
Nhiệt Độ: 28°C
Hiện tại: mưa nhẹ

Bài Viết Mới

10 ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ CÔN LÔN ĐẢO 崑崙島 (HAY CÒN GỌI TẮT LÀ CÔN ĐẢO). 1. Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 hòn đảo, trong đó lớn nhất là đảo Côn Lôn, lớn thứ nhì là Hòn Bảy Cạnh. 2. Trước kia, Côn Đảo được người Angkor gọi là Koh Tralach (Đảo Trái Bầu), sau này người Mã Lai dịch nghĩa cái tên lại thành Pulau Kundur. 3. Cái tên Côn Lôn (Chữ Hán: 崑崙) có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai là Kundur, người Hoa phiên âm tiếng Quan Thoại lại là Kunlun (崑崙), sau này người Việt phiên âm Hán Tự lại đọc thành Côn Lôn. 4. Ở Châu Âu ngày nay, Côn Đảo được gọi là Pulo Condore, có nguồn gốc từ tên tiếng Mã Lai là Pulau Kundur (Đảo Trái Bầu). 5. Côn Đảo được miêu tả đầu tiên ở phương tây có lẽ trong cuốn Geographia của nhà bác học Hy Lạp Claudius Ptolemy xứ Alexandria vào khoảng năm 150, dưới cái tên "Hòn đảo của thần Satyrs". 6. Côn Đảo là được nhà thám hiểm Marco Polo ghé qua trong chuyến hành trình từ Trung Quốc đến Ấn Độ vào năm 1292, sau khi ông rời Champa để đến Angkor, lúc này ông gọi Côn Đảo là Sondur và Condur (ám chỉ đảo Côn Lôn và Hòn Bảy Cạnh). 7. Côn Đảo là một trong những khu định cư của Công Ty Đông Ấn Anh ở Đông Nam Á kể từ năm 1702 đến 1705, khu định cư này đã bị phá hủy sau một cuộc nổi loạn của người Macassar chỉ sau một đêm. 8. Năm 1895, nhà soạn nhạc nổi tiếng Camille Saint-Saens đã đến Côn Đảo, vẻ đẹp của hòn đảo này là nguồn cảm hứng để ông sáng tác bản giao hưởng Brunhilda nổi tiếng. 9. Theo một báo cáo 25/11/1896, một người tù là Đặng Văn Tám, trong lúc đào hầm vượt ngục đã đào được 2 hũ vàng, được cho là do Nguyễn Ánh chôn khi còn chạy Tây Sơn, số vàng này đã được Phó Thống Đốc Nam Kì là thiếu tá Ducos chia đúng theo luật dân sự thời bấy giờ, một nửa được nộp cho Bộ Thuộc Địa, nửa kia thì trả cho người tìm thấy là Đặng Văn Tám. 10. Năm 1936, hai ông bộ trưởng của Mặt Trận Bình Dân là Marius Moutet và Max Rucart đã có ý định biến Côn Đảo thành một Casino để cạnh tranh với Macau, nhưng không thành công do lúc đó Pháp đã bước vào Thế Chiến 2. Theo Tản mạn Kiến Trúc